theblock101

NFT là gì? Ứng dụng và hạn chế của NFT

Bythuthuy08/07/2021
#TOC#

Tài sản số NFT đang trở thành một cơn sốt thực sự cùng với sự ra đời hàng loạt của các dự án NFT, những NFT có giá trị lên tới gần 70 triệu đô la Mỹ hay gần đây nhất là sự kiện ra mắt marketplace NFT từ sàn giao dịch Binance. Vậy NFT là gì? Chúng có tính ứng dụng như thế nào và bị hạn chế ra sao? Hãy cùng Bigcoin Vietnam tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!

1. NFT là gì?

NFT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012 với tên gọi Colored Coin được tạo ra bởi Yoni Assia. Tuy nhiên cho đến năm 2017 thuật ngữ này mới thực sự được biết đến nhiều hơn qua game Cryptokitties - một trò chơi được xây dựng trên mạng lưới Ethereum cho phép người chơi thu thập, gây giống và trao đổi mèo ảo.

NFT là từ viết tắt của Non - Fungible Token. Khi bóc tách từng từ, Fungible dịch sang tiếng Việt có nghĩa là có thể thay thế được. Trái ngược với Fungible là Non - Fungible: Không thể thay thế được. Như vậy tổng thể, Non Fungible Token có nghĩa là token không thể thay thế, hoạt động như một bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm của NFT, hãy cùng xem thêm ví dụ thực tiễn dưới đây:

- A có một Bitcoin, B cũng có một Bitcoin; khi đó A và B có thể trao đổi Bitcoin cho nhau vì chúng có tính chất y như nhau. Trong trường hợp này, Bitcoin được gọi là Fungible Token.

- Ở một khía cạnh khác, giả sử A là một fan hâm mộ của Ronaldo và có thể sở hữu chiếc áo mà cầu thủ này đã mặc tại mùa giải Euro năm 2021 thì đây chính là một ví dụ về Non - Fungible. Khi chiếc áo của Ronaldo được token hóa trên công nghệ blockchain thì đây chính là một ví dụ của NFT.

Ngoài ra chúng ta có thể kể đến một vài ví dụ về NFT như:

Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số độc đáo

Một vật phẩm trong trò chơi

Một bộ sưu tập kỹ thuật số

Một vé cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào một sự kiện hay một phiếu giảm giá

Tại một cuộc thảo luận tại VTV24, nhà báo Quốc Lê - Phóng viên chuyên trách mảng Công nghệ chia sẻ, tính đến thời điểm hiện tại NFT có thể được chia thành 3 dạng khác nhau như sau:

- NFT thuần túy dưới dạng các token có thể trao đổi với nhau như các vật phẩm trong trò chơi điện tử.

- NFT gắn liền với các tác phẩm kỹ thuật số, đóng vai trò như một đoạn mã xác nhận quyền sở hữu độc quyền. Ví dụ như bức tranh 5000 ngày đầu tiên của tác giả.
- NFT gắn liền với các tài sản vật lý hữu hình như một bức tranh vẽ tay hay các vật phẩm như ô tô, nhà cửa, đất đai. NFT trong trường hợp này đóng vai trò như giấy chứng nhận quyền sở hữu giống như cuốn sổ đỏ của căn nhà.

2. Ứng dụng của NFT trong crypto

Trong thời gian qua, đã có nhiều suy đoán về các ứng dụng blockchain của token không thể thay thế. NFT có thể đảm bảo tính độc quyền cho chủ sở hữu. Vì vậy, các NFT sẽ có một tiềm năng phát triển vô hạn phía trước, kéo theo sự gia tăng của các trường hợp sử dụng trong tương lai.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại NFT cũng đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích với các doanh nghiệp có áp dụng blockchain. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tính ứng dụng của NFT qua một vài khía cạnh dưới đây nhé:

- Nghệ thuật

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua về NFT trị giá 69 triệu đô la chứ? Vào tháng 10 năm ngoái, nghệ sĩ kỹ thuật số, Beeple đã giao bán một NFT với giá 69 triệu đô la tại cuộc đấu giá của Christie. Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trên khắp thế giới blockchain, khiến cho tiếng vang của NFT ngày một lan rộng.


null

Có thể nói tác phẩm nghệ thuật có thể lập trình là một trong những trường hợp sử dụng của token không thể thay thế phổ biến nhất, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tính sáng tạo và công nghệ. Tính đến hiện tại, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật phiên bản giới hạn được lưu hành trên các marketplace NFT khác nhau.

- Giấy phép và Chứng chỉ

NFT có thể mang lại lợi ích trong việc xác minh giấy phép và chứng chỉ. Trên thực tế, các trường đại học và nhà tuyển dụng thường yêu cầu bản sao của tài liệu hoàn thành khóa học làm tài liệu tham khảo trước khi họ đề nghị một vị trí nào đó trong công ty hay bất cứ tổ chức nào.

null

Nói về tính ứng dụng của NFT trong mảng giấy phép và chứng chỉ thì không thể không kể đến dự án TomoChain. Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam đã cùng TomoChain cho ra mắt nền tảng lưu trữ và bảo mật văn bằng tốt nghiệp. Hàng triệu chứng chỉ THPT, cao đẳng, đại học cũng như các chứng chỉ ngoại ngữ và công nghệ thông tin từ năm 2018-2020 đã được tải lên hệ thống; giúp loại bỏ gánh nặng và tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra và xác minh hồ sơ thủ công.

- Game

Chắc hẳn trước đây các bạn đã từng nghe qua về game Liên minh huyền thoại với những nhân vật - vũ khí và chiêu thức khác nhau (gọi chung là các vật thể). Ứng dụng của NFT trong game trên blockchain cũng tương tự như vậy. Mỗi NFT sẽ có thể là một nhân vật - 1 chiêu thức hay vũ khí nào đó trong game.

Cách tải Axie Infinity trên iOS và Android - Quantrimang.com

Axie Infinity là một ví dụ điển hình. Đây là một trò chơi hàng đầu trong phong trào chơi game để kiếm tiền mới nổi. Người chơi các trò chơi blockchain có thể kiếm được lợi nhuận dưới dạng token hoặc các phần thưởng khác nhau; có thể được sử dụng trong trò chơi hoặc được giao dịch trên thị trường mở nếu có những người khác lựa chọn. Ngoài Axie Infinity ứng dụng NFT trong game có thể kể đến là cái tên CryptoKitties - một trò chơi xoay quanh những sinh vật có thể lai tạo và sưu tầm.

- Sưu tầm

Bộ sưu tập cũng là một trong những trường hợp sử dụng của NFT. Trên thực tế, các bộ sưu tập trực tuyến như Cryptokitties là một trong những cách ban đầu để mọi người tìm hiểu về việc sử dụng NFT. Sự phổ biến của Cryptokitties đã trở nên nổi bật vào năm 2017 khi chúng làm nghẽn mạng Ethereum.

- Các môn thể thao (NBA Topshot)

Vé giả và hàng giả là một trong số những vấn đề quan trọng cho ngành thể thao. Chính vì vậy, blockchain chính là lựa chọn hoàn hảo để giải quyết các vấn đề này. Bản chất bất biến của công nghệ blockchain sẽ góp phần đẩy lùi các vấn đề vé và đồ sưu tầm giả.

Các NFT thể thao cũng đang trở thành một xu hướng, với nhiều ấn phẩm liên quan tới vận động viên được mã hóa thành công. Top Shot ở đây là một ví dụ, nơi người hâm mộ có thể mua, bán và giao dịch các khoảnh khắc đặc biệt nhất của các động viên tại giải NBA.

Có thể nói rằng công nghệ có thể mã hóa tất cả vật phẩm thành NFT. Ví dụ như một bức tranh phong cảnh, một mảnh đất hay một bản nhạc từ những nghệ sĩ trên thế giới. Gần đây nhất, NFT còn “dấn thân” sang cả thị trường cây cảnh với sự xuất hiện của các token lan đột biến khi các lập trình viên tạo ra những cây lan dưới dạng một token NFT để đem bán ra thị trường.

3. Hạn chế của NFT

- Vật phẩm có giá trị không ổn định, ko có tiêu chuẩn định giá

Ngay cả đối với các chuyên gia, NFT là tài sản khó có thể được định giá một cách có chuẩn mực. Về cơ bản, khi bạn mua những tài sản NFT này, tất cả những gì bạn thực sự sở hữu là một bản ghi cho biết bạn sở hữu token đằng sau tài sản hữu hình ban đầu. Câu hỏi thực sự ở đây là: "Có bao nhiêu giá trị thực khi sở hữu một tài sản mà bạn không thực sự kiểm soát?"

- Rào cản về mặt công nghệ

Không phải bất cứ ai cũng đều thông thạo hết những thao tác khi đưa tác phẩm của mình lên các nền tảng hay khi trao đổi mua bán NFT. Điều này chưa giải quyết được thực trạng nhiều nghệ sĩ tài năng trên toàn thế giới vẫn chưa được xã hội biết tới và công nhận.

- Tính thanh khoản không cao

Các NFT thường có tính thanh khoản thấp bởi không có quá nhiều người biết tới sự tồn tại của loại tài sản này. Yếu tố thứ hai là tư duy về mặt giá trị. Trên thực tế, không phải bất cứ ai biết tới tài sản này đều sẵn sàng xuống tiền để có thể sở hữu một NFT. Sẽ có rất nhiều thắc mắc như: Liệu NFT này có thực sự xứng đáng để bỏ tiền mua hay không? Hay liệu có thật sự cần thiết để sở hữu một NFT mà không thể chạm tay?

- Không có tính sở hữu vật lý

Chúng ta có thể lấy ví dụ về bức tranh 5000 ngày đầu tiên của tác giả Beeple. Người dùng có thể sở hữu bức tranh đó ở phiên bản mã hóa tuy nhiên trên thực tế họ không có trong tay một bức tranh để có thể trưng bày.

Tổng kết

Trên đây là cái nhìn tổng quan về khái niệm - ứng dụng cũng như những điểm hạn chế của NFT. Theo thống kê, chỉ trong nửa đầu năm 2021, doanh số bán hàng của NFT đã lên tới 2,5 tỷ đô la. Đây quả thực là một con số ấn tượng!

Sau khi đọc bài viết trên, các bạn có suy nghĩ như thế nào về NFT? Liệu những NFT trị giá 70 triệu đô kia chỉ là khởi đầu của những giao dịch lớn hơn hay đây chỉ là một bong bóng trên thị trường crypto? Hãy cùng để lại một comment tại nhóm Bigcoin Vietnam để thảo luận nhiều hơn nhé!

Thảo luận thêm tại:

Thảo luận thêm tại

Email: Bigcoinvietnam@gmail.com

Cộng đồng Facebook:https://www.facebook.com/groups/2547437241936604

Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam

Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_ 

Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan