theblock101

NFTfi là gì? Tổng quan về giao thức cho vay thế chấp NFT P2P

Bythuthuy09/02/2023
Vấn đề thanh khoản của NFT luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi bởi NFT là dạng tài sản mới ra đời mang tính độc nhất, khó định giá và ít thanh khoản. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thời gian gần đây NFT lại đang là một trong những ngách thu hút dòng tiền trong thị trường, từ đó xuất hiện mô hình các dự án NFT-Fi (tức là tài chính trong lĩnh vực NFT) liên quan đến các hoạt động như Lending&Borrowing, Perpetual hay Derevatives,… dành cho NFT.

NFTfi là dự án ra đời từ năm 2020 với mô hình tạo nền tảng cho vay bằng việc thế chấp NFT, tương tự như mô hình của BendDAO, JPEG’d, FRAKT,… Vậy mô hình hoạt động của NFTfi là gì? Điểm nổi bật của dự án và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

1. NFTfi là gì?

NFTfi hoạt động như một marketplace nơi người dùng có thể sử dụng NFT của họ làm tài sản thế chấp để nhận khoản vay từ những người dùng khác trên việc trao đổi giữa người dùng và người dùng (P2P) và phi tập trung.

Ví dụ: nếu bạn truy cập vào NFTfi để vay 10.000$, trên nền tảng sẽ có những người cho vay khác nhau đề xuất cho bạn các ưu đãi vay với lãi suất và điều khoản thanh toán. Từ đó, bạn có thể tự do lựa chọn vay của những người có lãi suất và thời gian thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình.

Trong khi đó, bạn sẽ cần gửi NFT của mình như một tài sản thế chấp. Khi giao dịch được thực hiện, NFT sẽ được chuyển vào hợp đồng thông minh của NFTfi và bạn sẽ nhận được tiền. Sau khi bạn trả lại lãi cho người bạn vay, NFT sẽ quay trở lại ví của bạn. Nếu khoản vay không được hoàn trả trong thời gian được phân bổ, người cho vay sẽ nhận được NFT.

Hiện tại, NFTfi đang hỗ trợ 150 bộ sưu tập NFT để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. Tổng volume loan trên nền tảng đã chạm mốc $330M.

1.1. Mô hình hoạt động của NFTfi là gì?

  • Trên nền tảng của NFTfi, người cho vay sẽ thực hiện đánh giá và cung cấp cho người vay tối đa 50% giá trị NFT của họ làm tiền gốc cho khoản vay. Vì vậy, nếu một NFT trị giá 20.000$ tại thời điểm người vay cần tiền, thì những người cho vay có khả năng cung cấp khoản vay hạn mức tối đa là 10.000$. Tuy nhiên, lãi suất thay đổi tùy thuộc vào người cho vay và tài sản. Nếu bạn là người cho vay, bạn hoàn toàn có quyền định giá giá trị NFT, thời hạn vay và mức lãi suất bạn mong muốn.

  • Các khoản vay sẽ được trao đổi theo giá trị wETH. Với việc sử dụng wETH, nếu bạn là người cho vay thì bạn có thể đề nghị cho vay trên các NFT khác nhau với cùng số dư wETH, tăng thanh khoản và cải thiện hiệu quả cũng như tính hữu dụng của nền tảng. Điều này tương tự với OpenSea.

  • Người đi vay bằng việc thế chấp NFT của họ sẽ nhận được wETH, USDC hoặc DAI.

  • NTFfi lấy 5% tiền lãi kiếm được trên mỗi khoản vay của những người cho vay.

1.2. Rủi ro trong mô hình nền tảng là gì?

Mô hình này cũng có rủi ro dành cho người dùng. Vì thế, có một số khía cạnh bạn cần lưu ý dưới đây:

  • Đối với người đi vay sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hoàn trả khoản vay của họ trước khi người cho vay lấy NFT. Đối với người cho vay, vì giá NFT dễ biến động nên trong trường hợp họ nhận được NFT thì có thể giá trị của chúng sẽ giảm đi so với giá trị ban đầu khi họ cho vay. Vì thế, bạn đừng cho vay quá nhiều WETH so với giá trị của NFT. Người đi vay có thể chọn không bao giờ trả lại tiền cho bạn và chỉ chọn bị tịch thu tài sản thế chấp.
  • Ngoài ra, người cho vay cũng cần chú ý đến thời hạn các khoản vay, bạn chỉ nên để thời hạn từ 30–90 ngày nếu bạn nghĩ rằng NFT sẽ giữ giá trị của nó trong toàn bộ thời gian cho vay. Lưu ý các dự án vừa mới ra mắt có vẻ thanh khoản và có giá trị, nhưng có thể chết sau 90 ngày.
  • Rủi ro đối với người đi vay chính là APR. Ví dụ đối với những khoản vay ngắn thì bạn cần đánh đổi rủi ro chịu mức APR rất cao.

2. Thành viên team

  • Stephen Young - Founder và CEO: ông có chuyên môn về lập trình và thiết kế, nhà phát triển smart contract trong blockchain. Ông từng là CPO của Coindirect.com.
  • Jonathan Gabler - Co-Founder: ông có kinh nghiệm tại các vị trí như Technology Executive, Startup-Founder và Action Taker. Đồng thời ông là đối tác đầu tư của Outlier Vetures.
  • Andrej P. Skraba - CMO: ông có kinh nghiệm về mảng marketing và từng giữ chức CMO tại các công ty như Paralink, NiceHash.

3. Nhà đầu tư

NFTfi đã gọi vốn vòng seed round trị giá $5M. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi 1kx và Ashton Kutcher’s Sound Ventures, Maven 11, Scalar Capital, Kleiner Perkins cùng một số đối tác khác.

4. Tokenomics

Hiện tại dự án chưa có thông tin ra mắt token.

5. Lộ trình phát triển

Updating…

6. Kết luận

Có thể thấy, NFT-Fi vẫn là một trong những ngách tiềm năng để đón sóng thị trường trong thời gian tới và những dự án thuộc ngách này sẽ có cơ hội nhận được dòng tiền đầu tiên. NFTfi hiện tại đang ở trong giai đoạn khá sơ khai với TVL khoảng $10M, so với những dự án cùng phân khúc như BendDAO, JPEG’d thì tiềm năng tăng trưởng của dự án là khá lớn. Đặc biệt, với đội ngũ thành viên dự án và nhà đầu tư công khai khiến dự án tăng được sự tin tưởng hơn trong cộng đồng. Hãy tiếp tục cùng Bigcoin theo dõi về những hoạt động nổi bật sắp tới của dự án nhé!

7. Thông tin dự án

Thảo luận thêm tại

Email: Bigcoinvietnam@gmail.com

Cộng đồng Facebook:https://www.facebook.com/groups/2547437241936604

Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam

Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_ 

Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam 

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan