theblock101

Tương quan giữa tính thanh khoản và thị trường crypto giai đoạn 2017-2022

ByVitNhoNho10/12/2022

1. Bài học rút ra khi nhìn lại dữ kiện lịch sử

“Sự khác biệt điển hình nhất trong thị trường tăng và thị trường giảm chính là tính thanh khoản”

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không được xem là lời khuyên đầu tư.

Dưới đây là thống kê thanh khoản và diễn tả những sự kiện xảy ra trong toàn bộ tiến trình thời gian.

1.1. Thanh khoản trong giai đoạn 2017-đầu 2018: Bull-run

Volume tăng dần đều từ đầu 2017 cho đến cuối 2017 khi giá BTC đạt đỉnh, và hạ nhiệt dần khi bước sang nửa đầu năm 2018 (từ mức 1 tỉ đô đến 52 tỉ đô volume giao dịch). Giá BTC tăng mạnh, từ ngưỡng <1k USD lên đến ~20k USD.

1.2. Thanh khoản trong giai đoạn đầu 2018 - đến cuối năm 2018: Downtrend

Volume giao dịch giảm nhanh từ đỉnh, cho đến khi bị hút cạn ở mức 15 tỷ đô. Trong khi đó, giá BTC giảm dần trong xu hướng giảm từ mức đỉnh đến khoảng 3,xk USD vào tháng 12 năm 2018.

Trong khoảng thời gian này, ICO được coi là một trong những kênh đưa dòng tiền của người dùng phổ thông vào thị trường. Xu hướng rất sôi động vào khoảng đầu năm 2018, hạ nhiệt dần khi bước vào giữa 2018 và chỉ còn những tàn dư vào lúc cuối năm. Từ mức lợi nhuận khủng (tăng trưởng cả vài chục lần) hồi đầu năm, đến giữa năm, mức lợi nhuận trung bình nhà đầu tư nhận được chỉ còn khoảng x10, và đến cuối năm, hầu hết các dự án đều lên sàn với mức giá thấp hơn giá bán cộng đồng trước đó. Các dự án thời điểm này, đa phần các dự án chưa xây dựng được nhiều, chủ yếu chỉ có thông tin về thành viên sáng lập và những “bản vẽ”. 99% sau đó thất bại và biến mất khỏi thị trường, các dự án còn lại đều có mức tăng trưởng đột phá, điển hình là Solana và Near.

1.3. Thanh khoản trong giai đoạn cuối năm 2018 đến khoảng tháng 3 năm 2019: Crypto Winter (Sideway)

Volume giao dịch bị rút cạn hồi cuối năm 2018 (~9-10 tỷ đô) nhưng dần quay trở lại vào khoảng tháng 3 năm 2019 (~30 tỷ đô), trong khi đó, giá Bitcoin giao động trong mức khoảng 30% so với giá đáy (3,2k ~ 3,9k).

Tính thanh khoản tăng nhanh nhưng giá không thể hiện điều đó. Đây là giai đoạn có sự tham gia của dòng tiền lớn để chuẩn bị cho điều gì đó trong khoảng thời gian sắp tới. Thị trường nhạt nhoà, tin tức tiêu cực liên tục được đưa ra trên thị trường.

1.4. Thanh khoản trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2019 đến trước tháng 3 năm 2020- Fundraising trend - IEO/Pre-Blackswan event (trước sự kiện thiên nga đen trong thị trường crypto)

Volume giao dịch liên tục tăng trưởng từ mốc 30 tỷ đô lên đến 131 tỷ đô, theo chân dòng tiền đến từ các dự án thực hiện IEO trên các sàn giao dịch, đi đầu là các dự án IEO trên Binance, theo sau là các dự án đến từ Okx, Huobi và nhiều sàn khác. Trong khi đó, giá Bitcoin tăng từ mốc 3,8k USD lên mốc 11,5k đô vào khoảng tháng 7 năm 2019 rồi giảm và tăng trở lại mốc 10k trước tháng 3 năm 2020.

1.5. Thanh khoản trong giai đoạn từ tháng 3 năm 2020 cho đến khoảng tháng 5 năm 2021- Bullrun

Volume giao dịch tăng trưởng liên tục từ mức 115 tỷ đô lên đến đỉnh điểm là 320 tỷ đô, trong khi đó giá Bitcoin chạm đáy sau sự kiện thiên nga đen mức 3k8 USD tăng trưởng liên tục lên mức giá 64k USD (x~17 lần), kéo vốn hoá thị trường từ mức 150 tỷ đô lên 2,5 nghìn tỷ đô (x~17 lần).

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng trưởng “điên rồ” của ngách DeFi (Decentralized Finance), với sự mở đường của 1 thuật ngữ mới “yield farming”. Với Yield farming, người dùng có cơ hội hưởng lãi suất lên đến vài chục nghìn/vài nghìn phần trăm. Mặc dù có những điểm lợi, yield farming cũng mang đến nhiều rủi ro như: sự trượt mức lãi suất nhanh chóng, sự trượt giá của đồng coin gốc hay gặp phải các sự án scam. Sau khi nhìn thấy những yếu điểm ban đầu của yield farming, người dùng đã dần rời khỏi các nền tảng khẳng định “mức lãi suất trên trời” để tham gia vào những hoạt động gửi lãi lành mạnh hơn. Ngay từ lúc này, AMM, DEX aggregator, hay các ứng dụng DeFi khác đã thu hút sự chú ý của toàn bộ thị trường.

Theo Defillama, tổng số tiền được khoá trong các ứng dụng DeFi đã bắt đầu manh nha từ cuối năm 2018 và tăng trưởng đều đặn trong suốt quá trình bullrun, cho đến khi đạt đỉnh lần 1 (120 tỷ đô) vào khoảng tháng 4 năm 2021, sau đó giảm sâu do sự điều chỉnh mạnh mẽ từ thị trường và quay lại đạt đỉnh lần 2 (~180 tỷ đô) vào cuối tháng 11/tháng 12 năm 2021. Sau sự sụp đổ của thị trường vào tháng 4 năm 2022, tổng tài sản được khoá trong các ứng dụng DeFi đã giảm mạnh và hiện đang duy trì ở mức 40-50 tỷ đô.

Ngay trong giai đoạn này, thuật ngữ “GameFi” cũng nổi lên như một hiện tượng với từ khoá “Play-to-earn”, thu hút dòng tiền từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Axie Infinity dẫn đầu với mức tăng trưởng hơn 150 lần so với mức giá IEO trên Binance. Chứng kiến sự thành công của làn sóng này, hàng trăm dự án GameFi mọc lên để chiếm thị phần. Tuy nhiên, cho đến nay, 99% các dự án đã thất bại hoặc trong trạng thái duy trì hoạt động. GameFi được đánh giá là sẽ còn phát triển, nhưng thị trường sẽ luôn loại bỏ những dự án kém chất lượng và khi GameFi quay lại, các dự án chất lượng sẽ chiếm được ưu thế và cho phép thị phần này tăng trưởng lành mạnh.

1.6. Thanh khoản trong giai đoạn từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 7 năm 2021 - Correction phase (during bullrun)

Chỉ trong vòng 2 tháng, volume từ mức đỉnh 320 tỷ đô, giảm mạnh dao động ở mức 66 tỷ đô, toàn thị trường lao dốc, với mức giảm trung bình 50-80%, trong khi đó, giá Bitcoin /2, giảm từ 64k xuống còn 31k USD, vốn hoá toàn thị trường giảm từ 2,5 nghìn tỉ, xuống còn 1,2 nghìn tỉ đô.

1.7. Thanh khoản trong giai đoạn tháng 7 năm 2021 - giữa tháng 11 năm 2021: Distribution phase

Volume giao dịch tăng từ 66 tỷ đô lên mức 125 tỷ đô, gía Bitcoin cũng tăng từ 31k USD lên mức 69k USD. Mặc dù, giá Bitcoin đã hồi phục về đỉnh cũ (thâm chí cao hơn), market cap hồi phục về đỉnh cũ (cũng cao hơn 1 chút), nhưng volume giao dịch không phục hồi. Thanh khoản đã được rút ra khỏi thị trường, trong khi giá tăng.

1.8. Thanh khoản trong giai đoạn từ nửa cuối tháng 11 năm 2021- đến tháng 4 năm 2022 - Downtrend (trước sự kiện sụp đổ của Luna và hệ sinh thái)

Volume giao dịch duy trì xu hướng giảm ở mức 70 tỷ - 110 tỷ đô, vốn hoá thị trường giảm dần từ đỉnh và sideway ở mức 1,7 nghìn tỉ - 2,1 nghìn tỉ. Bên cạnh đó, giá Bitcoin giảm từ 69k USD về mức 45k USD.

1.9. Từ tháng 4 năm 2022 đến nay - Downtrend

Volume giao dịch giảm dần từ mức 110 tỷ đô về đến mức 30 tỷ đô. Giá BTC giảm mạnh từ 45k USD và hiện đang sw quanh ngưỡng 16k-17k USD. Market cap thị trường từ 2k tỷ đô giảm còn 850 tỷ USD.

2. Một số bài học rút ra

  • Tính thanh khoản thể hiện những đặc điểm dài hạn của thị trường và là dấu vết để lại của những bên tạo lập thị trường.
  • Thị trường chung sẽ trải qua các giai đoạn bao gồm: giai đoạn tăng trưởng (bull-run) - giai đoạn phân phối (distribution phase) - thị trưởng giảm (downtrend) - thị trường ngủ đông (crypto winnter) và vòng lặp sẽ xảy ra trong các chu kì.
  • Mùa đông crypto không kéo dài như chúng ta nghĩ, nhất là đối với các builders.
  • Khi thị trường chung bước vào giai đoạn tăng trưởng dài hạn, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là đi theo tính thanh khoản.
  • Giai đoạn phân phối lừa gạt chúng ta về giá (giá vẫn tăng), nhưng không thể che dấu được sự sụt giảm mạnh của tính thanh khoản, khi dòng tiền được rút ra dần khỏi thị trường.
  • Xu hướng tăng trưởng sẽ được dự phóng và xác nhận từ tối thiểu 3 yếu tố bao gồm: có xu hướng dẫn dắt + dòng tiền mới đổ vào thị trường + phân tích kĩ thuật cho thấy được đà tăng trưởng.
  • Thị trường giảm thì sẽ giảm rất nhanh và mạnh, không kịp phản ứng. Hãy đảm bảo bạn thoát ra khỏi thị trường muộn nhất là trong giai đoạn phân phối.

Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin, đây KHÔNG phải là lời khuyên đầu tư!

Thảo luận thêm tại

Email: Bigcoinvietnam@gmail.com

Cộng đồng Facebook:https://www.facebook.com/groups/2547437241936604

Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam

Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_ 

Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam 

VitNhoNho

VitNhoNho

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain là việc “chia nhỏ” một bất động sản thành nhiều suất đầu tư khác nhau sau đó thông qua công nghệ tiền mã hóa bất động sản này sẽ được bán cho hàng nghìn người đầu tư khác. Ít ai biết được rằng đây không phải là một cách đầu tư bất động sản đúng nghĩa mà thực chất là một trò chơi tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bài viết hôm nay Realtorx sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này

5 / 5 (4Bình chọn)

Bài viết liên quan