theblock101

Wormhole là gì? Cross-chain bridge “lội ngược dòng” sau khi bị hack 326 triệu USD

ByVitNhoNho30/04/2023
Trước Wormhole, một số cuộc tấn công cũng xảy đến đối với một số cầu nối như Poly Network (blockchain interoperability bị exploit hơn 600 triệu USD) và Qubit Finance (lending protocol hỗ trợ bridge giữa BSC và Ethereum bị hack hơn 80 triệu USD). Một điểm chung của các cuộc tấn công này đều liên quan đến cross-chain và cho thấy công nghệ này có một số hạn chế và nhược điểm. Vậy tại sao Wormhole vẫn có thể giữ vững vị trí như ngày hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài phân tích dưới đây.

1. Ý tưởng

1.1. Cross-chain bridge là gì?

Cross-chain bridge là cầu nối giúp chuyển giao các tài sản crypto, token hay dữ liệu giữa các blockchain khác nhau, trong đó bao gồm các layer 1, layer 2 và sidechain.

Cross-chain bridge sử dụng cơ chế lock and mint. Khi người dùng muốn chuyển 1 tài sản từ chuỗi A sang chuỗi B. Tài sản đó sẽ được lock tại bridge và đồng thời mint 1 tài sản wrap tương tự trên chuỗi đích. Khi người dùng muốn chuyển tài sản ngược lại chuỗi A thì tài sản wrap đó sẽ được burn đi. Chính vì vậy, cầu nối cũng là nơi lưu trữ một lượng lớn các loại tài sản, dẫn đến việc trở thành điểm chú ý đặc biệt của các vụ hack và tấn công.

1.2. Wormhole là gì?

Wormhole là một cross-chain bridge cho phép chuyển giao tài sản từ blockchain này qua blockchain khác. Hiện tại, dự án đang hỗ trợ kết nối giữa các chain bao gồm Ethereum, Solana, BSC, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos và Arbitrum.

1.3. Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của Wormhole cũng giống như cơ chế hoạt động của các cross-chain bridge thông thường. Cụ thể:

  • Khi muốn chuyển tài sản từ chain A sang chain B, người dùng sẽ deposit token ở chain A vào Wormhole.
  • Sau khi nhận được tài sản, Wormhole sẽ mint bản wrapped của token đó trên chain B và số token trên chain A sẽ bị lock.
  • Khi muốn rút tài sản, người dùng gửi lại số wrapped token vào Wormhole .
  • Số token đó sẽ bị đốt và Wormhole sẽ mở khóa token trên chain A cho người dùng.

Thông qua cơ chế này, việc chuyển giao tài sản giữa các blockchain trở nên dễ dàng hơn. Nhìn chung, số wToken được tạo ra ở chain B phải được đảm bảo giá trị với số token được lock ở chain A. Tuy nhiên, hacker đã tận dụng lỗ hổng để mint ra wToken ở chain B mà không hề được đảm bảo bởi bất kỳ một loại tài sản nào ở chain B sau đó thanh lý. Từ đó, gây ra tổn thất thiệt hại cho dự án lên tới hơn 320 triệu USD. Sau sự việc này thì Jump Crypto đã chấp nhận bỏ ra 120000 ETH để cứu dự án và Wormhole đã tổ chức bug bounty ngay sau đó và tiếp tục phát triển dự án đến tận bây giờ.

2. Sản phẩm

2.1. Portal Token Bridge

  • Portal Token Bridge là một cầu nối xuyên chuỗi được xây dựng và phát triển bởi giao thức Wormhole, cho phép người dùng có thể chuyển các loại token giữa các chuỗi khác nhau. Cơ chế sử dụng là cơ chế lock&mint của Wormhole đã giải thích bên trên.
  • Hiện tại, cầu nối này đang hỗ trợ 22 chuỗi khối khác nhau: Acala, Algorand, Aptos, Arbitrum, Aurora, Avalanche, Binance Smart Chain, Celo, Ethereum, Fantom, Injective, Karura, Klaytn, Moonbeam, Near, Oasis, Polygon, Terra and Terra Classic, XPLA.
  • Portal đã chuyển giao gần 36 tỷ USD giá trị tài sản giữa 19 chain. Trong đó, các mạng lưới hoạt động mạnh nhất là Solana, Ethereum và BNB Chain.

Website: https://www.portalbridge.com/#/transfer

2.2. Portal NFT Bridge

  • Portal NFT Bridge cho phép chuyển các NFT giữa các blockchain khác nhau.
  • Hiện tại đang hỗ trợ trao đổi giữa 16 blockchain bao gồm Acala, Aptos, Arbitrum, Aurora, Avalanche, BSC, Celo, Ethereum, Fantom, Karura, Klaytn, Moonbeam, Oasis, Optimism, Polygon và Solana.

Website: https://www.portalbridge.com/#/nft

2.3. Carrier

  • Carrier là một cross-chain bridge dành cho token và NFT được phát triển bởi Automata Network, xây dựng trên nền tảng của Wormhole.
  • Carrier sử dụng cơ chế zero-tracking để ngăn chặn các hoạt động lưu trữ dữ liệu và metadata giữa các chuỗi để tăng cường bảo mật cho người dùng.
  • Hiện đang hỗ trợ 12 blockchain bao gồm Acala, Arbitrum, Avalanche, BSC, Celo, Ethereum, Fantom, Klaytn, Moonbeam, Oasis, Polygon và Solana.

Website: https://www.carrier.so/

3. Thành viên team

Hiện các thành viên của dự án đều ẩn danh.

4. Nhà đầu tư và đối tác

Năm 2022, Wormhole trải qua vòng gọi vốn Seed round với số tiền chưa được công bố. Vòng gọi vốn này có sự tham gia của một số quỹ đầu tư như Arrington Capital, Everstake Capital,…

Cũng trong năm đó, Jump Capital cũng tham gia hỗ trợ hơn 300 triệu USD cho Wormhole để cứu dự án khỏi cuộc khủng hoảng.

5. Tokenomics

Updating…

6. Hệ sinh thái

Hệ sinh thái Wormhole ngày càng mở rộng với sự tham gia của các dự án được tích hợp trong 22 blockchain mà Wormhole hỗ trợ. Một số cái tên nổi bậy như Circle, Aptos, Optimism, Acala,…

Chi tiết xem tại: https://wormhole.com/ecosystem/

7. Thông tin dự án

Website: https://wormhole.com/

Twitter: https://twitter.com/wormholecrypto

Telegram: https://t.me/wormholecrypto

Đọc thêm:

InterSwap là gì? Giải pháp thanh khoản xuyên chuỗi dựa trên mô hình omnichain AMM

Omnichain là gì? Mối quan hệ với LayerZero là gì?

Reunit Wallet (REUNI) là gì? Ví omnichain đầu tiên trên LayerZero

Thảo luận thêm tại

Email: Bigcoinvietnam@gmail.com

Cộng đồng Facebook:https://www.facebook.com/groups/2547437241936604

Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam

Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_ 

Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam 

VitNhoNho

VitNhoNho

Đầu tư bất động sản bằng Blockchain là việc “chia nhỏ” một bất động sản thành nhiều suất đầu tư khác nhau sau đó thông qua công nghệ tiền mã hóa bất động sản này sẽ được bán cho hàng nghìn người đầu tư khác. Ít ai biết được rằng đây không phải là một cách đầu tư bất động sản đúng nghĩa mà thực chất là một trò chơi tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bài viết hôm nay Realtorx sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan