theblock101

#6 Hướng dẫn đầu tư Bitcoin - Kỹ thuật giao dịch với mẫu hình nến nhấn chìm

Bythuthuy24/12/2020
Mẫu hình nến nhấn chìm là một trong những mẫu hình nến đảo chiều xu hướng mạnh mẽ. Nếu như các bạn hiểu được bản chất và nắm được kỹ năng giao dịch thì chắc chắn rằng tỷ lệ chiến thắng của các bạn đã cao hơn những người khác. Đừng bao giờ bỏ lỡ những kiến thức giá trị này. 
#TOC#

Nến nhấn chìm là gì ? Có mấy loại nến nhấn chìm ?

Có 2 loại nhấn chìm lần lượt là:

Nến nhấn chìm tăng trưởng – bullish engulfing pattern:

Là cặp 2 nến cho tín hiệu về việc giá có thể tăng mạnh. Mô hình này xuất hiện khi một cây nến giảm xuất hiện nhưng ngay sau đó là mộtcây nến tăng rất lớn. Cây nến tăng xuất hiện sau “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến giảm phía trước. Điều này có nghĩa là phe mua đã quyết định đẩy giá mạnh lên sau một giai đoạn giảm giá hoặc đi ngang (sideway).

Nến nhấm chìm suy giảm – bearish engulfing pattern:

Trái ngược với mô hình nhấn chìm tăng. Mô hình giảm xuất hiện khi một cây nến tăng được kèm theo sau bằng một cây nến giảm lớn, nhấn chìm hoàn toàn cây nến trước đó. Điều này có nghĩa là phe bán đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn và một đợt giảm điểm mạnh có thể xảy ra.

Nến nhấn chìm là mẫu hình nến báo hiệu đảo chiều xu hướng mạnh mẽ, khi gặp các mẫu hình nến này thì anh em cần cẩn thận xem xét.

Cách nhận diện nến nhấn chìm:

  • Xu hướng giá trước đó: Đây là mẫu hình nến đảo chiều xu hướng vì vậy hoặc là chỉ ở đỉnh hoặc là chỉ ở đáy của 1 xu hướng. Với nến nhấn chìm tăng thì xu hướng trước đó phải là giảm và ngược lại với nến nhấn chìm giảm thì xu hướng trước đó phải là tăng.
  • Thân nến: Với mẫu hình nến nhấn chìm thì thân nến sau luôn phải to hơn và bao phủ nến trước đó thì mới được gọi là nến nhấn chìm. Với cặp nến nhấn chìm tăng thì nến sau có thân nến lớn và bao phủ nến đỏ trước đó.
  • Khối lượng giao dịch: Để có thể xem xét nến nhấn chìm có hiệu quả hay không thì hãy chú ý tới volume giao dịch. Chính vì giá được đẩy mạnh, thân nến sau bao cả thân nến trước do đó chắc chắn 1 điều rằng khối lượng giao dịch phải đủ lớn. Còn nếu không thì các bạn nên xem xét lại, có thể đó là 1 cú phá vỡ giả hoặc 1 sóng hồi – điều chỉnh. Do đó muốn gia tăng độ tin cậy thì volume của nến nhấn chìm phải lớn. Lớn ở đây là cột volume cao hơn hẳn các cột volume xung quanh hoặc vượt qua được đường trung bình của khối lượng giao dịch.

Nếu bạn nào đã đọc về bài viết trước đó rồi thì chắn chắn sẽ rất thích phần tiếp theo sau đây. Đó là hướng dẫn giao dịch:

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu cách mở lệnh cũng như cắt lỗ như thế nào nhé.

Với mẫu hình nến nhấn chìm chúng ta sẽ có 2 điểm vào lệnh. Một là ở mốc giá đóng cửa của nến, hai là giữa thân nến. Một số trường hợp tùy thuộc vào thân nến trước mà giá có thể thể hồi về lại tại đỉnh nến cũ trước đó rồi sau đó mới bắt đầu xu hướng tăng. Khi giao dịch nến nhấn chìm, các bạn nên đặt stoploss bên dưới cụm nến này, tốt nhất là đặt hơi dư ra để tránh việc bị cá mập kill Long – Short.

Ví dụ về về cách đặt lệnh nến nhấn chìm:

Sau khi đã biết cách vào lệnh, bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào các chiến lược giao dịch với mẫu hình nến nhấn chìm.

Tương tự với chiến lược giao dịch nến búa, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng mẫu hình nến nhấn chìm cho các chiến lược tương tự.

Chiến lược 1: Kết hợp nến nhấn chìm với các vùng hỗ trợ - kháng cự

Với chiến lược này, các bạn cần xác định các vùng giá nào là hỗ trợ và kháng cự, sau đó quan sát hành động giá. Nếu giá tiệm cận vùng kháng cự - hỗ trợ mà xuất hiện nến nhấn chìm thì các bạn hoàn toàn có thể mở lệnh giao dịch. Nên nhớ là chúng ta chỉ mở lệnh khi trọn vẹn cặp nến xuất hiện.

Đây là 1 ví dụ minh họa về nến nhấn chìm suy giảm xuất hiện tại vùng kháng cự của thị trường.

Có thể thấy trong ví dụ này. Vùng giá 7140-7180 là nơi mà giá dằng cơ trong xu hướng trước đó. Tại thời điểm mà biểu đồ giá phá đi xuống, sau đó xu hướng tăng đã quay lại thử sức. Thì chính ngay lần đầu tiên quay lại đó đã xuất hiện mẫu hình nến nhấn chìm. Sau khi mẫu hình nến này xuất hiện, phiên giao dịch sau đó đã chứng kiến giá tiếp tục giảm. Và ở lần thử sức tiếp theo, biểu đồ giá không xuất hiện nến nhấn chìm nữa, giá đã có thể phá được kháng cự này và tiếp tục tăng. Tại sao lại xảy ra điều này thì trong bài viết về kháng cự - hỗ trợ, mình sẽ giải thích rõ hơn.

Chiến lược 2: Áp dụng kết hợp khi xuất hiện phân kỳ hoặc chỉ báo RSI chạm quá bán hoặc quá mua

Đây là 1 trường hợp rất kinh điển và xác xuất chính xác khá là cao.

Ví dụ về trường hợp nến nhấn chìm suy giảm xuất hiện khi RSI tiệm cận vùng quá bán và cùng lúc xuất hiện tín hiệu phân kỳ.

Những khi chỉ báo RSI tiệm cận vùng quá bán hoặc quá mua mà lại xuất hiện mẫu nến nhấn chìm thì các bạn cần xem xét về 1 sự đảo chiều xu hướng, nhất là trong các khung giờ lớn, khung thời gian càng lớn thì độ hiệu quả càng cao.

Trong bài viết này mình chỉ đi vào RSI tiệm cận quá bán, còn về phân kỳ thì trong bài viết về RSI mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cho các bạn, bởi vì nó cũng khá là “ khoai “. Qua bài viết này thì các bạn cần hiểu được bản chất nến nhấn chìm và cách giao dịch trước đã, sau khi đã nắm rõ rồi thì mới có thể áp dụng kết hợp với nhiều chỉ báo khác hơn.

Mong rằng các kiến thức này giúp mang lại giá trị và giúp cho các bạn có thể sinh tồn trên thị trường tài chính khắc nghiệt.

Nếu như các bạn quan tâm đến giao dịch margin hay mua bán altcoin thì các bạn có thể tham gia vào cộng đồng BigcoinVietNam, tại đây có các admin hỗ trợ tín hiệu giao dịch 24/7 cũng như là hỗ trợ các bạn về mặt kỹ thuật và kiến thức, quan trọng hơn hết thì nó hoàn toàn miễn phí.

Thảo luận thêm tại:

Email : contact@theblock101.com
Facebook Fanpage : https://www.facebook.com/102457777856012/
Telegram : https://t.me/theblock101
Youtube channel : https://www.youtube.com/channel/UCSqu48gRo3ClM71WAUgFgxQ

Thảo luận thêm tại

Email: Bigcoinvietnam@gmail.com

Cộng đồng Facebook:https://www.facebook.com/groups/2547437241936604

Telegram nhóm chat: https://t.me/bigcoinvietnam

Telegram news: https://t.me/Bigcoinnews

Twitter: https://twitter.com/BigcoinVietnam_ 

Youtube: https://youtube.com/@BigcoinVietnam 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan